Cầu trục là một trong số các thiết bị nâng được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất và cả ngoài công trường thi công với nhiều ưu điểm nổi bật, cầu trục là bộ phận để treo các thiết bị nâng hạ như pa lăng xích hay pa lăng cáp nhằm nâng hạ hay di chuyển các vật nặng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng có những khi xảy ra hỏng hóc mà không phải ai cũng biết sửa chữa, bảo dưỡng đúng cách. Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục đúng cách nhằm giúp quý khách hàng sử dụng cầu trục hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của cầu trục.

 

Hình ảnh cầu trục

Trong quá trình sử dụng rất có thể xảy ra hiện tượng chập, cháy bất cứ lúc nào, vì vậy bảo dưỡng cầu trục nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi sử dụng. Đồng thời còn giúp phòng tránh những sự cố không đáng có xảy ra trong quá trình sản xuất, khiến quá trình sản xuất bị đình trệ.

1. Bảo dưỡng cầu trục hàng ngày.

Hàng ngày, trong quá trình đang làm việc hoặc không làm việc, các bạn nên kiểm tra xem có tiếng kêu bất thường nào không, đồng thời kiểm tra cả độ rung từ motor, tời, xe con, vòng bị, tang cáp,… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hỏng hóc,có thể là do khớp nối motor không tốt, trục motor bị cong, khung rầm, ray của nhà xưởng không tốt hoặc có thể là móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng.

Bên cạnh việc kiểm tra các bộ phận của cầu trục nên kết hợp kiểm tra pa lăng treo trên nó. Ví dụ như đối với pa lăng cáp thì dây cáp phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp. Các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh nếu không đều phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để bụi bẩn và dầu mỡ bám vào bánh phanh. Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra và xiết chặt lại các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to…

 

Bảo dưỡng cầu trục hàng ngày – Ảnh minh họa.

2. Bảo dưỡng cầu trục định kỳ.

Theo nguyên tắc, trước khi bắt đầu sửa chữa phải đóng bàn kẹp trên bộ phận quay, không để các bộ phận dễ cháy nổ gần cầu trục. Bên cạnh đó, không dùng xăng, dầu hoặc chất dễ cháy  để vệ sinh máy. Một lưu ý nữa là bạn phải ngắt hết các nguồn điện trước khi sửa chữa. Khi hoàn thành công việc phải đóng tất cả  các thiết bị bảo vệ và các nắp của nó.

2.1 Bảo dưỡng từng bộ phận của cầu trục.

Dầm chính cầu trục là bộ phận nên kiểm tra đầu tiên vì đây là bộ phận quan trọng của cầu trục. Cần kiểm tra kỹ các mối hàn nối tấm, nếu phát hiện đứt gãy phải sửa hoặc thay ngay. Thường thì dầm chính cầu trục không hay bị hỏng hóc nếu nhà sản xuất đáp ứng đầy đủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm khi chế tạo từ bước đầu.

Thứ hai, bạn nên bảo dưỡng pa-lăng cầu trục. Bạn cần kiểm tra các bộ phận như tang cuốn, động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển pa-lăng, độ rơ mòn của bánh xe. Khi cần thiết có thể tháo các chi tiết hao mòn tự nhiên như má phanh, cuộn hút để kiểm tra và đánh giá mức độ hao mòn  và dự kiến thời gian phải thay thế các chi tiết này. ( xem thêm bài viết Cách sử dụng các loại tời kéo điện và pa lăng điện an toàn nhất để biết cách sử dụng và bảo dưỡng các loại pa lăng đúng cách )

Đối với rầm đỡ ray, ray di chuyển cầu trục thì cần đảm bảo không bị méo hoặc biến dạng. Thi thoảng, bạn kiểm tra các mối nối rầm đỡ ray xem các mối nối đỡ ray có hiện tượng nứt gãy không. Ngoài ra bạn nên chú ý xem và kiểm tra độ mòn của hệ ray dẫn an toàn và chổi tiếp điện, đây là những bộ phận hao mòn tự nhiên nên cần lưu tâm đến.

2.2 Hướng dẫn bôi trơn các bộ phận của cầu trục.

Những bộ phận cần bôi trơn như: Dây cáp, các khớp nối, gối đỡ các cụm bánh xe, các hộp giảm tốc, các gối đỡ trên tang cuốn cáp, trục, puly..

 

 

Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bám bẩn trên dây cáp rồi   dùng dầu hỏa cho hết mỡ cũ. Dùng khí nén thổi sạch hết dầu hỏa bám trên dây cáp sau đó cho tang cáp cuốn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi tang cuốn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi tang cuốn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.

Đối với hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bả thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt dính bám trong hộp sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.

Trên đây chúng tôi đã Hướng dẫn bảo dưỡng cầu trục để sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và an toàn. Nếu Quý khách cần tư vấn thêm về kỹ thuật hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm pa lăng – máy tời điện vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0969 623 286 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn !

Lịch sử hình thành hãng đầu nổ DongFong

Lịch sử hình thành hãng đầu nổ DongFong – Hãng sản xuất máy bơm đầu nổ DongFong là đơn vị đầu trong ngành công nghiệp máy nổ Diesel ở Trung Quốc. DongFong đã nghiên cứu kết hợp đổi mới theo công nghệ mới nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của..

Cùng 1 vật nặng thì palang nào nâng tốt hơn ?

Cùng 1 vật nặng thì palang nào nâng tốt hơn ?

Pa lăng là thiết bị giúp nâng chuyển những vật nặng nhằm nâng cao năng suất làm việc cho người dụng, giúp nâng hạ hàng hóa nặng trở nên nhẹ nhàng hơn. Hiện nay, Pa lang đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống, Tuy nhiên, trên thị trường cũng có khá nhiều loại pa..

Hướng dẫn lắp điều khiển từ xa tời điện mini (có video)

Hướng dẫn lắp điều khiển từ xa tời điện mini (có video)

Tời điện mini là loại máy tời treo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ban đầu, máy tời điện mini được trang bị một tay điều khiển với chiều dài dây khoảng 1.5m thích hợp khi đứng gần máy. Tuy nhiên, do nhu cầu cần điều khiển máy tời từ..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *